Phong cách nội thất Minimalism: Tối giản nội thất, tối đa hóa cuộc sống

Sử dụng nội thất ẩn cho phòng bếp

Phong cách nội thất tối giản xuất hiện đã loại bỏ đi định kiến về sự đầy đủ, tiện nghi phải đi liền với nhiều vật dụng để phục vụ nhu cầu của cuộc sống. Không gian tối giản trong thiết kế nội thất là nghệ thuật gặp gỡ của sự tối giản hóa nội thất và tối đa hóa cuộc sống. Trong đó, mỗi vật dụng đều có ý nghĩa, mỗi khoảng trống đều có tác dụng riêng. Cùng Len’s Decor tìm hiểu về phong cách nội thất Minimalism và cách mà nó trở nên phổ biến.

 

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHONG CÁCH NỘI THẤT TỐI GIẢN

 

Nguồn gốc phong cách nội thất Minimalism và chủ nghĩa tối giản

Phong cách nội thất tối giản được hình thành và chịu ảnh hưởng bởi chủ nghĩa tối giản (Minimalism). Chủ nghĩa Minimalism bắt nguồn từ phong cách nghệ thuật vào những năm 1960. Đây là khuynh hướng nghệ thuật phổ biến rộng, đặc biệt là trong nghệ thuật thị giác và âm thanh. Đặc điểm của nó là tối giản những yêu cầu cần có đến hết mức có thể, chỉ giữ lại những phần cần thiết. 

 

Định nghĩa phong cách tối giản

Phong cách thiết kế nội thất tối giản, hay còn gọi là phong cách nội thất Minimalism, là một triết lý thiết kế tập trung vào sự đơn giản và tinh tế. Nội thất tối giản đặc trưng bởi việc loại bỏ những chi tiết thừa thãi, chỉ giữ lại những yếu tố cơ bản nhất để tạo nên không gian gọn gàng, thanh thoát nhưng không kém phần sang trọng. Mọi đường nét, màu sắc, và chất liệu đều được chọn lọc kỹ lưỡng để tạo ra sự cân đối, hài hòa.

Phong cách nội thất tối giản là gì?
Phong cách nội thất tối giản là gì?

 

Nguồn cảm hứng cho phong cách thiết kế nội thất tối giản

  • Triết lý “Less is more” (Ít hơn nhưng hiệu quả hơn)

Nguồn cảm hứng của phong cách nội thất Minimalism đến từ nhiều yếu tố, trong đó có tư duy “Less is More” của kiến trúc sư Ludwig Mies van der Rohe. Tư duy này mở ra một làn sóng thiết kế mới, nơi sự tinh gọn là tiêu chí hàng đầu, tập trung chất lượng thay vì số lượng để tìm thấy vẻ đẹp và giá trị trong sự đơn giản. Nó còn giúp loại bỏ sự xao nhãng, mang lại cảm giác bình yên, thư thái và đề cao những ý nghĩa cốt lõi của cuộc sống.

 

  • Văn hóa Nhật Bản

Phong cách nội thất tối giản còn được lấy cảm hứng từ văn hóa Nhật Bản và phong cách kiến trúc hiện đại của thế kỷ 20. Những ngôi nhà truyền thống Nhật Bản với không gian thoáng đãng, tĩnh lặng và đơn giản. Nó sử ít nội thất nhưng đầy tính thẩm mỹ, là biểu tượng của phong cách thiết kế nội thất tối giản.

Phong cách được lấy cảm hứng từ văn hóa Nhật Bản
Phong cách được lấy cảm hứng từ văn hóa Nhật Bản (Hình thiết kế dự án PHU GIA VILLA)

 

SỰ PHỔ BIẾN VÀ ƯU ĐIỂM CỦA PHONG CÁCH THIẾT KẾ NỘI THẤT TỐI GIẢN

Với nhịp sống hối hả áp lực từ cuộc sống hiện đại, con người ta có xu hướng tìm về những giá trị cơ bản và bền vững. Phong cách nội thất Minimalism đáp ứng được mong muốn của người dùng về một không gian sống tối giản nhưng vẫn đủ các tiện nghi cần thiết, thư thái, bình yên và giúp thanh lọc tâm hồn. Chủ nhân không gian có thể tối đa hóa cuộc sống mà không cần khoa trương, tận hưởng hưởng cuộc sống trọn vẹn. Phong cách nội thất đơn giản cũng phản ánh xu hướng sống mới –  hướng đến sự bền vững và ý thức tiêu dùng có trách nhiệm.

>> Đọc thêm: Không gian sống hoàn hảo với 10 giải pháp thiết kế nội thất độc đáo

 

NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ PHONG CÁCH NỘI THẤT MINIMALISM

  • Nguyên tắc về màu sắc

Màu sắc trong phong cách nội thất tối giản thường xoay quanh những gam màu như trắng, be, xám, đen và nâu nhạt. Đây là những tông màu trung tính nhẹ nhàng, dễ chịu, có khả năng tạo ra sự cân bằng và tĩnh lặng. Minimalism không sử dụng nhiều màu sắc, thay vào đó là sự hạn chế về màu sắc giúp tạo nên một tổng thể hài hòa, thanh lịch. Các mảng màu đơn sắc là cốt lõi đem đến cảm giác yên bình và đồng nhất cho không gian sống.

Màu sắc trong phong cách nội thất Minimalism
Màu sắc trong phong cách nội thất Minimalism

  • Nguyên tắc về bố trí nội thất trong phong cách nội thất tối giản

Phong cách nội thất Minimalism chú trọng đến sự thoáng đãng, không gian rộng rãi, và việc tối giản đồ đạc không chỉ giúp không gian trở nên rộng hơn mà còn tạo cảm giác tự do, dễ thở. Mỗi căn phòng như được mở rộng ra, không bị giới hạn bởi quá nhiều vật dụng.

  • Sử dụng ánh sáng như một phần phong cách thiết kế nội thất tối giản

Ánh sáng là yếu tố cực kỳ quan trọng trong nội thất tối giản. Không chỉ có tác dụng cung cấp nguồn sáng mà còn như một phần trang trí. Nghệ thuật sử dụng ánh sáng được tính toán làm sao để đem lại hiệu ứng thẩm mỹ cao về mặt thị giác. Sử dụng ánh sáng để làm nổi bật các khu vực mong muốn, sắp đặt nội thất trong khu vực ánh sáng để tạo hiệu ứng đổ bóng giúp làm rõ nét các vật dụng một cách nghệ thuật.

Nghệ thuật sử dụng ánh sáng trong phong cách nội thất tối giản
Nghệ thuật sử dụng ánh sáng trong phong cách nội thất tối giản (Thiết kế CĂN HỘ DUPLEX MR THỊNH – FELIZ EN VISTA)

  • Đường nét nội thất gọn gàng đơn giản

Ngược lại với phong cách thiết kế nội thất cổ điển, Minimalism yêu cầu các món đồ nội thất có đường nét gọn gàng, rõ ràng, hình dáng đơn giản, không có nhiều chi tiết thừa. Những đường thẳng khỏe khoắn và đường cong mềm mại mang đến sự mạch lạc và dễ chịu cho mắt. Sự đơn giản trong đường nét nội thất cũng hướng đến mục đích tạo tính đồng nhất để làm nổi bật sự sang trọng trong phong cách đơn giản.

  • Nguyên tắc về các không gian trống trong phong cách nội thất tối giản

Trong phong cách nội thất đơn giản, các khoảng trống đều phải có chủ đích. Thông thường nó được sử dụng để tạo sự cân bằng và tỷ lệ cân đối giữa các đồ vật. Các khoảng trống trong phòng khách cũng là yếu tố chính đem đến cảm giác thông thoáng. Hoặc là khi bạn đặt một vật dụng giữa không gian trống sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của nó như một sản phẩm trưng bày nổi bật.

Nguyên tắc về không gian trống trong phong cách thiết kế nội thất tối giản
Nguyên tắc về không gian trống trong phong cách thiết kế nội thất tối giản

  • Phong cách nội thất Minimalism sử dụng họa tiết tối giản

Hạn chế sử dụng nhiều hoa văn trong phong cách nội thất tối giản để tránh việc gây mất tập trung về mặt thị giác và nó cũng đi ngược lại với tinh thần của sự tối giản. Tuy nhiên, các kiến trúc sư vẫn có thể đưa vào một số họa tiết đơn giản, không quá nổi bật như hình học, đường kẻ, ô vuông, chấm bi, hoặc các vân gỗ tự nhiên. Biết cách tiết chế và sử dụng hợp lý thì các họa tiết sẽ là giúp tạo chiều sâu, điểm nhấn, tăng sự hấp dẫn cho không gian.

 

ỨNG DỤNG NỘI THẤT HIỆN ĐẠI TRONG PHONG CÁCH NỘI THẤT TỐI GIẢN

  • Nội thất ẩn

Một trong những giải pháp cho thẩm mỹ Minimalism là nội thất ẩn. Khi thiết kế nhà theo phong cách nội thất tối giản, hãy cân ngắn đến các không gian lưu trữ ẩn. Bao gồm các nội thất được tích hợp vào tường như tủ quần áo, kệ sách; Hệ thống hộc tủ lưu trữ dưới gầm giường, chân cầu thang… Việc này giúp giữ cho bề mặt bàn, sàn nhà, góc tường… luôn sạch sẽ, gọn gàng.

Sử dụng nội thất ẩn cho phòng bếp
Sử dụng nội thất ẩn cho phòng bếp

  • Nội thất đa năng thông minh

Các sản nội thất đa năng hiện đại hay còn gọi là nội thất thông minh có tác dụng đáng kể trong việc tiết kiệm diện tích, tối ưu hóa không gian mà không làm mất đi tính tiện ích sinh hoạt. Chẳng hạn như bạn có thể kết hợp kệ tivi với kệ trưng bày, sofa giường thông minh, bàn ăn đa năng siêu tiện ích, bàn cafe kết hợp với ghế thu gọn… Đây là các món nội thất được sản xuất để tối đa hóa cuộc sống của các thành viên nhưng vẫn đảm bảo phong cách thiết kế nội thất tối giản đúng với tinh thần Minimalism.

  • Nội thất sử dụng vật liệu tự nhiên

Cảm giác mà phong cách nội thất Minimalism mang lại là sự tối giản nhưng tinh tế và thoáng đãng dễ chịu. Vì vậy nó thường sử dụng các nội thất từ vật liệu tự nhiên như gỗ, đá, kính, kim loại cao cấp. Vật liệu tự nhiên mang tính bền vững, thân thiện, vừa đơn giản vừa hiện đại. Đồng thời, các bề mặt mặt nhẵn, phẳng và bóng bẩy được ưu tiên, góp phần tạo nên sự tinh tế và sang trọng trong thiết kế phong cách nội thất tối giản. 

Phong cách nội thất Minimalist sử dụng các vật liệu tự nhiên
Phong cách nội thất Minimalist sử dụng các vật liệu tự nhiên

>> Đọc thêm: Nội thất gỗ tự nhiên hay công nghiệp? Bí quyết lựa chọn nội thất gỗ thông thái

  • Nội thất tạo điểm nhấn 

Điểm nhấn trong Minimalism không đến từ sự cầu kỳ mà từ những chi tiết nhỏ nhưng tinh tế. Một bức tranh treo tường, một chiếc đèn độc đáo hay một chiếc ghế theo phong cách thiết kế nội thất tối giản nhưng đầy ấn tượng đều có thể trở thành điểm nhấn hoàn hảo, làm nổi bật không gian mà không làm mất đi sự thống nhất.

 

TỔNG KẾT

Dù không phô trương nhưng phong cách nội thất Minimalism vẫn được xem là biểu tượng của lối sống hiện đại, thể hiện đẳng cấp tinh tế. Đây là lựa chọn hoàn hảo cho những ai mong muốn tối đa hóa không gian sống, tìm kiếm sự bình yên trong thế giới bận rộn. Những thiết kế theo phong cách nội thất tối giản từ Len’s Decor sẽ giúp bạn mở ra lối sống mới, nơi mọi chi tiết đều được tính toán và sắp đặt kỹ lưỡng. Các kiến trúc sư của Len’s Decor luôn sẵn sàng cùng bạn đi tìm ngôi nhà trong mơ. Liên hệ với Len’s Decor để tham khảo các mẫu nhà phong cách Minimalism nhé!