Nội thất gỗ tự nhiên hay công nghiệp? Bí quyết lựa chọn nội thất gỗ thông thái

Lựa chọn nội thất gỗ phù hợp với ngôi nhà của bạn

Gỗ, loại vật liệu được sử dụng phổ biến trong nhà ở, bất kể là ngày xưa hay ngày nay, vẫn mang trong mình một sức hút khó cưỡng. Chỉ cần nhắc đến gỗ, người ta sẽ nghĩ đến ngay sự vững chãi và cảm giác ấm cúng. Bên cạnh nội thất gỗ tự nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ, khái niệm nội thất gỗ công nghiệp ra đời. Vậy sự khác nhau của hai loại gỗ này như thế nào và lựa chọn nào là tối ưu nhất, cùng giải đáp với Len’s Decor nhé!

Lựa chọn nội thất gỗ phù hợp với ngôi nhà của bạn
Lựa chọn nội thất bằng gỗ phù hợp với ngôi nhà của bạn

 

Phân biệt nội thất gỗ tự nhiên và nội thất gỗ công nghiệp

  • Nội thất gỗ tự nhiên

Nội thất gỗ tự nhiên sử dụng gỗ được khai thác tự nhiên như gỗ sồi, gỗ óc chó, gỗ tần bì, gỗ hương… Nội thất được làm từ loại gỗ càng quý hiếm thì càng có giá trị cao, chẳng hạn như đinh hương, gụ, pơ mu… Chúng có thể được xem như một loại tài sản.

Vân gỗ chính là một yếu tố khiến cho mỗi món nội thất gỗ tự nhiên là độc nhất vô nhị bởi vì sẽ không có thớ gỗ nào có vân gỗ giống nhau cả. Nhiều người có chuyên môn còn có thể gọi tên loại gỗ chỉ bằng cách quan sát vân gỗ, màu sắc.

Gỗ tự nhiên sang trọng
Gỗ tự nhiên mang vẻ đẹp sang trọng

 

  • Nội thất gỗ công nghiệp

Nội thất gỗ công nghiệp được làm từ gỗ dăm, gỗ vụn, bột gỗ ép lại với nhau bằng keo và chất phụ gia. Loại gỗ này có cấu tạo từ 2 thành phần là: lớp cốt và lớp phủ bề mặt, thường được sản xuất dưới dạng tấm, ván. Đa phần lõi của gỗ công nghiệp có 2 loại là lõi thường và lõi xanh chống ẩm.

Các loại gỗ công nghiệp phổ biến để đóng đồ nội thất hiện nay có thể kể đến: 

  • Gỗ ván dăm MFC: Chịu lựa vừa phải, bề mặt phẳng hơn. Phần cạnh của loại thường dễ bị nứt, chịu ẩm kém.
  • Gỗ MDF (Medium Destiny Fiber board): Tương đối mềm, chịu lực yếu, dễ gia công, dùng để gia công phần thô nội thất. Gồm có hai loại thường và và loại chống ẩm.
  • Gỗ HDF (High Destiny Fiber board): loại gỗ rất cứng, chịu nước chịu nhiệt tốt. Đây là loại dùng cho đồ nội thất cao cấp.
  • Gỗ ghép thanh (ghép từ các thanh gỗ tự nhiên nhỏ): tính chất gần với gỗ tự nhiên, giá thành thấp hơn khoảng 20 – 30%.
Nội thất gỗ công nghiệp dễ dàng chế tác
Nội thất gỗ công nghiệp dễ dàng chế tác

 

Đánh giá ưu và nhược điểm từng loại nội thất gỗ

  • Gỗ tự nhiên:

Ưu điểm:

Độ bền: Gỗ tự nhiên có độ bền rất cao, kể cả trong môi trường ẩm ướt. Tuy nhiên, gỗ nên được xử lý, tránh bị mục do môi trường ẩm lâu dài. Gỗ vững chắc, có khả năng chịu được trọng lượng lớn. Nội thất gỗ tự nhiên có tuổi thọ lên đến 30 năm. Kích thước của gỗ tự nhiên cũng rất đa dạng, tùy thuộc vào cây cho gỗ. Gỗ gõ thường có kích thước lớn. Còn đối với gỗ sồi, óc chó, tần bì, thân gỗ không quá lớn nên cần phải ghép để phù hợp cho các bề mặt lớn như bàn, cửa.

Tính thẩm mỹ: Loại gỗ này có vân gỗ vô cùng độc đáo và đẹp mắt. Màu sắc của gỗ tự nhiên cũng rất đa dạng. Ví dụ gỗ xoan sẽ có màu hồng, gỗ sồi màu vàng nhạt hay gỗ óc chó có màu nâu đậm. Nhờ đặc điểm này, gia chủ có thể không cần phải sơn màu gỗ, duy trì màu gỗ nguyên bản cũng vô cùng đẹp mắt.

Nội thất gỗ tự nhiên sở hữu vân gỗ độc đáo
Gỗ tự nhiên sở hữu vân gỗ độc đáo

 

Nhược điểm:

Gỗ tự nhiên dễ bị cong vênh nếu không được xử lý kỹ trước khi đóng thành nội thất, đặc biệt là đối với những nội thất lớn như cửa, tủ…

Giá thành của nội thất gỗ tự nhiên cao hơn nội thất gỗ công nghiệp do sự khan hiếm của gỗ tự nhiên cũng như quá trình xử lý nhiều công đoạn.

 

  • Gỗ công nghiệp:

Ưu điểm:

Gỗ công nghiệp được chế tạo theo nhu cầu do đó dễ dàng làm mịn bề mặt cũng như sơn màu mà không bị sần sùi so với gỗ tự nhiên. Nội thất gỗ công nghiệp thường mang vẻ hiện đại, trẻ trung và đơn giản, được lòng số đông gia chủ hơn.

Loại gỗ này cũng có nhiều kích thước khác nhau, hạn chế được tình trạng ghép gỗ. Về khổ gỗ, 1220x2440mm là kích thước tiêu chuẩn. Ngoài ra còn có khổ 1830×2440, 1530×2440, 910×2440 hay 610×2440… (đơn vị: mm). Độ dày dao động từ 3mm cho đến 25mm, có loại 30mm.

Giá thành nội thất gỗ công nghiệp cũng rẻ hơn nội thất gỗ tự nhiên hơn rất nhiều. Khả năng chống cong vênh, mối mọt cũng tốt hơn do đã qua xử lý bằng hóa chất.

Nội thất gỗ công nghiệp dễ dàng để sơn màu hơn
Gỗ công nghiệp dễ dàng để sơn màu hơn

Tìm hiểu thêm: Nội thất gỗ công nghiệp sơn màu – dự án Vista Verde

Nhược điểm:

Về độ bền, gỗ công nghiệp không phải là loại gỗ có độ bền bỉ cao như gỗ tự nhiên. Gia chủ có thể khắc phục điểm này bằng cách sử dụng nội thất chất lượng cao từ những đơn vị uy tín.

Về tính thẩm mỹ, vân trên gỗ công nghiệp kém hơn về tính thẩm mỹ, độ tự nhiên khi so với gỗ tự nhiên ở độ độc đáo do được in lên bề mặt gỗ. Khả năng tạo hình trên gỗ công nghiệp cũng giới hạn hơn.

 

Len’s Decor tổng hợp cách phân biệt hai loại gỗ trong bảng dưới đây:

Tiêu chí Gỗ tự nhiên Gỗ công nghiệp
Giá thành Cao Thấp – trung bình
Độ bền Cao Trung bình
Khả năng chống cong vênh, mối mọt Trung bình Tốt
Vân gỗ Độc đáo, đẹp Nhân tạo
Kích thước Phong phú Phong phú
Khả năng sơn màu đơn sắc Hạn chế Dễ dàng, cho bề mặt mịn

Lựa chọn nào là sáng suốt?

Hệ thống tủ lưu trữ bằng gỗ
Hệ thống tủ lưu trữ bằng gỗ

 

Khó có thể kết luận được loại nội thất gỗ nào là lựa chọn chính xác vì mỗi loại gỗ đều có ưu, nhược điểm riêng. Để trả lời được câu hỏi trên, bạn cần xác định được 2 điểm sau:

  • Bạn có phải là người đam mê sưu tầm đồ gỗ hay không?

Nếu câu trả lời là có thì hiển nhiên gỗ tự nhiên là lựa chọn hàng đầu. Là một người đam mê sưu tầm đồ gỗ thì việc ngắm đồ gỗ, đánh giá và bình phẩm về vẻ đẹp của gỗ chính là một thú vui. Do đó không gì có thể sánh với gỗ tự nhiên.

  • Ngân sách dành cho nội thất gỗ:

Nếu bạn sẵn sàng chi trả một số tiền lớn cho nội thất gỗ thì hãy lựa chọn gỗ tự nhiên. Còn nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí, gỗ công nghiệp vẫn đảm bảo được chức năng và vai trò làm đẹp cho ngôi nhà của bạn.

Làm đẹp cho ngôi nhà với đồ gỗ
Làm đẹp cho ngôi nhà với đồ gỗ

 

Cuối cùng, dù là gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp thì đơn vị sản xuất và thi công nội thất gỗ đóng vai trò quyết định thành phẩm có chất lượng hay không. Gia chủ hãy tìm cho mình một đơn vị uy tín, có tay nghề cao.

Thành phẩm nội thất gỗ của Len’s Decor
Thành phẩm nội thất gỗ của Len’s Decor

Chiêm ngưỡng thành phẩm gỗ của Len’s Decor trong Biệt thự Park Riverside

Hy vọng bài viết này đã phần nào giải đáp được sự khác nhau giữa nội thất tự nhiên và công nghiệp cũng như bạn đã xác định được loại vật liệu phù hợp cho ngôi nhà của mình.

Len’s Decor sở hữu xưởng sản xuất với quy mô lên đến 4200m2, với 3 nhà xưởng tại ba miền Tổ quốc, cùng với hệ thống máy móc và thợ sản xuất chuyên nghiệp hứa hẹn sẽ mang đến không gian nội thất gỗ mãn nhãn và chất lượng. Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một đơn vị thiết kế, sản xuất, thi công nội thất gỗ, đừng ngần ngại liên hệ với Len’s Decor nhé.

 

 

Gợi ý bạn đọc:

Bí quyết biến căn hộ chung cư thành không gian mơ ước: gợi ý 4 mẫu thiết kế đẹp

Kiến trúc xanh: xu hướng kiến trúc được nhiều gia chủ hướng đến

Biệt thự song lập là gì? 3 tiêu chuẩn thiết kế biệt thự song lập