Lô gia và ban công: tổng hợp 8 cách phân biệt lô gia và ban công

Phân biệt lô gia và ban công

Lô gia và ban công đều là những phần phổ biến khi xây dựng công trình nhà ở, chung cư hiện nay. Chúng đều là các khoảng mở có một số điểm tương đồng. Để phân biệt ban công và lô gia bạn cần dựa trên các yếu tố về sự khác nhau của vị trí, kích thước, tầm nhìn, đặc điểm công năng, quy cách xây dựng, tính ứng dụng…

 

ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG GIỮA LÔ GIA VÀ BAN CÔNG

Lô gia và ban công sẽ có những điểm tương đồng như:

  • Ban công và lô gia có chiều cao tương đương nhau. Trên thực tế bằng mắt thường ta sẽ thấy diện tích của cả hai cũng không có nhiều chênh lệch. Và đều cần phải phù hợp với kiến trúc nhà.
  • Về kiến trúc ngoại quan, cả hai cũng có phần tương tự. Yêu cầu về thiết kế phải có độ chịu lực và có lan can bảo vệ.
  • Vị trí xây dựng lô gia và ban công giống nhau. Chúng ở mặt trước của công trình và chịu ảnh hưởng của mặt trời, gió, mưa nên cấu tạo vật vật liệu xây dựng cũng có phần tương tự. Ví dụ như chống thấm, chống nước, cách nhiệt.

Chính vì những điểm tương đồng này, mà nhiều người dễ bị nhầm lẫn giữa lô gia và ban công. Sẽ một số cách giúp chúng ta phân biệt lô gia và ban công mà Len đề cập ngay ở phần sau đây.

Thiết kế ban công trong nhà ở
Thiết kế ban công trong nhà ở (Tìm hiểu Biệt thự Đà Lạt)

 

 

TỔNG HỢP CÁC CÁCH PHÂN BIỆT LÔ GIA VÀ BAN CÔNG

 

1. Phân biệt dựa vào vị trí

Ban công được xây dựng nhô ra bên ngoài, thoát khỏi diện tích sàn của ngôi nhà. Trong khi đó lô gia được xây dựng sâu vào bên trong ngôi nhà, nằm hẳn trong khuôn viên của căn hộ.

Một hình dung dễ hiểu hơn chính là bạn lắp đặt tủ quần áo truyền thống nằm bên ngoài bức tường và việc thiết kế một tủ quần áo âm tường vậy.

Phân biệt lô gia và ban công
Phân biệt lô gia và ban công

2. Phân biệt dựa vào khả năng tiếp xúc với bên ngoài (tầm nhìn)

Ban công có 2 hoặc 3 mặt tiếp xúc với bên ngoài, có nghĩa là tối đa 3 hướng nhìn ra không gian ngoài trời.

Lô gia với 1 mặt tiếp xúc với bên trong và 2 hướng bị chắn bởi tường thì nó chỉ có 1 hướng tầm nhìn ra bên ngoài.

Lô gia với 1 tầm nhìn ra bên ngoài
Lô gia với 1 tầm nhìn ra bên ngoài

 

3. Sự khác nhau về đặc điểm thiết kế mái ban công và lô gia

Tùy thuộc vào thiết kế và nhu cầu mà gia chủ có thể lựa chọn xây ban công có mái hoặc không có mái che. Còn lô gia thì 100% luôn phải có mái che phía trên.

 

4. Phân biệt lô gia và ban công dựa vào kích thước

Ban công và lô gia ngoài kích thước chiều cao tương tự. Chúng còn có chiều rộng (lộ giới, tính từ trái qua phải) và chiều sâu (độ vươn ra, tính từ mép nhà ra ngoài)

Lô gia: Trong hầu hết các trường hợp, lô gia sẽ có chiều rộng bằng với chiều rộng của kích thước nhà. Và có chiều sâu 2 – 2m5. Với kích thước này, lô gia có thể xem như một căn phòng phụ nhỏ trong nhà.

Ban công: Ban công được xây dựng với chiều rộng có thể bằng hoặc ngắn hơn bề rộng của căn phòng. Còn chiều sâu sẽ hạn chế hơn lô gia, thường là 1-1,5m để đảm bảo tính an toàn cho cấu trúc ngôi nhà.

Lô gia với kích thước tương đương một căn phòng nhỏ
Lô gia với kích thước tương đương một căn phòng nhỏ (Tìm hiểu Cần Thơ Villa)

 

5. Phân biệt dựa vào ứng dụng thực tế

Lô gia và ban công đều dùng để phục vụ cho nhu cầu nhà ở. Vậy chúng được ứng dụng vào những công trình nào?

Ban công: được ứng dụng trong xây dựng nhà tầng thấp, nhà vườn, biệt thự. Vì theo quy định, nhà từ tầng 6 trở đi không được phép xây dựng ban công.

Lô gia có kết cấu an toàn hơn nên được ứng dụng trong các tòa nhà cao tầng, phổ biến nhất là chung cư, khách sạn, nhà nghỉ nhiều tầng.

 

6. Dựa theo kết cấu kiến trúc và độ chịu lực

Chúng ta cũng có thể phân biệt lô gia và ban công dựa vào kết cấu và độ chịu lực của chúng. Ban công thường có kết cấu console, có nghĩa là mặt sàn ban công được đỡ bằng các thanh chống.

Lô gia: có kết cấu tương tự như sàn nhà. Do vậy độ chịu lực cũng tương tự, chắc chắn hơn so với ban công. Để đảm bảo an toàn cho người ở, chủ đầu chung cư phải thiết kế các lô gia từ tầng 6 trở lên phòng cho các trường hợp cứu nạn.

Ban công có độ chịu lực kém hơn lô gia
Ban công có độ chịu lực kém hơn lô gia

 

7. Khác nhau về công năng sử dụng

Ban công: tác dụng chính của ban công là mang đến nguồn ánh sáng tự nhiên và gió mát, giúp căn phòng trở nên thông thoáng, giảm bớt cảm giác bí bách. Vì kích thước có hạn và độ thông thoáng cao nên ban công chỉ thường được dùng để trồng cây, phơi đồ, hoặc đặt một bộ bàn ghế nhỏ thư giãn.

Lô gia: được chia làm hai loại là lô gia dùng cho phục vụ và lô gia nghỉ ngơi

  • Lô gia phục vụ được thiết kế có liên kết với khu vực bếp hoặc nhà vệ sinh. Nó được sử dụng cho các nhu cầu hằng ngày như phơi đồ, giặt giũ…
  • Lô gia nghỉ ngơi được thiết kế gần phòng khách hoặc phòng ngủ. Nó được xem như một căn phòng phụ để nghỉ ngơi, thư giãn, làm quầy bar, khu vực ăn uống…
Lô gia phục vụ cho việc giặt giũ, phơi đồ
Lô gia phục vụ cho việc giặt giũ, phơi đồ tại các chung cư

Đọc thêm: Bí quyết biến căn hộ chung cư thành không gian mơ ước: gợi ý 4 mẫu thiết kế đẹp

 

8. Sự khác nhau về tiêu chuẩn xây dựng

Ban công và lô gia có các yêu cầu về tiêu chuẩn xây dựng khác nhau để có thể đảm bảo tính an toàn và tiện nghi sinh hoạt, nhất là đối với các tòa nhà cao tầng. Đây cũng có thể xem là một trong những yếu tố để phân biệt lô gia và ban công.

  • Lan can của lô gia phải có chiều cao tối thiểu là 1,2m và không hở phần chân. Từ tầng 9 trở lên, lô gia đều phải đảm bảo được độ cao tối thiểu là 1,4m.
  • Việc sử dụng ban công phụ thuộc vào chiều ngang và chiều rộng của lối đi. Nếu chiều rộng của lối đi này nhỏ hơn 7m thì không được phép xây dựng ban công. Ngoài ra độ vươn ra của ban công được xây dựng dựa vào chiều rộng (lộ giới) của nó.
Phân biệt lô gia và ban công dựa vào tiêu chuẩn xây dựng
Phân biệt lô gia và ban công dựa vào tiêu chuẩn xây dựng

 

ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA LÔ GIA VÀ BAN CÔNG

Ưu điểm và nhược điểm của ban công

Ưu điểm:
  • Đa góc nhìn, dễ dàng quan sát xung quanh
  • Tận dụng được tốt ánh sáng tự nhiên để trồng cây cảnh, trồng rau hay phơi đồ
  • Có nhiều cách thiết kế ban công và lô gia. Nhưng ban công thường sẽ đem lại tính thẩm mỹ cao. Nó như một chi tiết trang trí sang trọng cho tổng thể ngôi nhà.
Nhược điểm:
  • Khả năng chịu lực không tốt bằng lô gia
  • Phải thường xuyên bảo trì hoặc tu sửa do bị tác động nhiều bới thời tiết và môi trường bên ngoài
  • Vì 2-3 mặt tiếp xúc với bên ngoài nên độ an toàn kém hơn lô gia
  • Các hoạt động diễn ra tại ban công cũng thiếu sự riêng tư và kín đáo
Thiết kế nhà có ban công
Thiết kế nhà có ban công (Tìm hiểu Biệt thự đơn lập Mr Bảo)

Đọc thêm: Biệt thự đơn lập – Tận hưởng cuộc sống đẳng cấp hàng đầu

 

Ưu điểm và nhược điểm của lô gia

Ưu điểm:
  • An toàn do kết cấu chịu lực tốt, chắc chắn
  • Đảm bảo tính riêng tư, không bị ảnh hưởng hay làm phiền đến các khu vực lân cận
  • Ít bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn và thời tiết xấu mưa tạt, nắng gắt 
  • Có tuổi thọ cao bởi nằm khuất vào bên trong nhà
  • Đa dạng công dụng hơn bởi diện tích lớn, độ chịu lực tốt
Nhược điểm:
  • Tầm nhìn hạn chế bởi một hướng, không thể tận hưởng góc nhìn rộng như ban công
  • Khi cần độ thông thoáng và ánh nắng tự nhiên thì sẽ hạn chế hơn ban công. Do vậy, lô gia không thích hợp để trồng cây xanh, trồng rau như ban công
Thiết kế nhà có lô gia
Thiết kế nhà có lô gia (Tìm hiểu biệt thự Bến Tre)

 

TỔNG KẾT

Mặc dù bạn có thể phân biệt lô gia và ban công. Nhưng về thiết kế cụ thể của lô gia và ban công như kích thước, chất liệu, độ chịu lực phải do các đơn vị có kinh nghiệm đo đạc và xây dựng. Điều này nhằm có thể đảm bảo cả về sự an toàn, tính thẩm mỹ và độ phù hợp với tổng thể công trình. Nếu bạn còn đang phân vân không biết nên thiết kế nhà sử dụng lô gia hay ban công, liên hệ ngay với Len’s Decor để được tư vấn cụ thể hơn nhé!