Theo xu hướng hiện nay, loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh đã trở thành sự ưu tiên của các gia đình sở hữu đất mặt tiền đường. Họ tận dụng ưu thế về vị trí bất động sản để biến nó thành nơi vừa có thể an cư vừa có thể lạc nghiệp với lợi ích kép hấp dẫn.
ĐỊNH NGHĨA LOẠI HÌNH NHÀ Ở KẾT HỢP KINH DOANH
Nhà ở kết hợp kinh doanh là mô hình nhà ở đa chức năng. Trong đó, mặt tiền ngôi nhà hoặc tầng trệt sẽ được thiết kế và sử dụng phục vụ mục đích buôn bán, sản xuất, thương mại, dịch vụ. Các tầng phía trên hoặc không gian mặt sau sẽ được là nơi sinh hoạt của gia đình.
Một số đặc điểm của mẫu nhà này:
- Vị trí: Chủ yếu ở các thành phố lớn, khu đô thị, khu tập trung dân cư đông đúc.
- Số tầng: Nhà nhiều tầng, thông thường từ 2 – 4 tầng
- Mặt tiền: thiết kế đẹp, thông thoáng, hướng ra phía đường có giao thông thuận tiện.
LỢI ÍCH KÉP CỦA MẪU NHÀ Ở KẾT HỢP KINH DOANH
-
Tính linh hoạt chuyển đổi mục đích sử dụng
Nhà ở kết hợp kinh doanh được thiết kế tận dụng quỹ đất có sẵn để tăng mục đích sử dụng. Thay vì chỉ dùng cho các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, thì gia chủ có thể linh hoạt chuyển đổi mục đích sử dụng. Một phần cho không gian sống, một phần cho thuê hoặc kinh doanh.
-
Sinh lời tăng thu nhập
Song song với “an cư” thì nhà vừa để ở vừa để kinh doanh cũng là nơi “lạc nghiệp”. Bằng việc sử dụng một phần diện tích để bố trí không gian cho thuê sẽ tạo ra nguồn gia tăng thu nhập ổn định hằng tháng. Hoặc nếu bạn sử dụng với mục đích tự kinh doanh, hình thức này giúp tiết kiệm chi phí đáng kể so với việc thuê mặt bằng ở nơi khác.
CÁC YẾU TỐ TRONG THIẾT KẾ NHÀ Ở KẾT HỢP KINH DOANH
Thứ 1: Lựa chọn vị trí xây dựng
Xây dựng nhà ở dạng này cần nằm trong hẻm sâu hay khu thưa dân cư sẽ không mang đến lợi ích lớn. Xác định vị trí xây dựng rất quan trọng. Mẫu nhà ở này cần nằm ở những nơi đông đúc, giao thông thuận lợi. Bạn cũng có thể ưu tiên các đoạn đường hai chiều, gần các khu vực dịch vụ công cộng.
Thứ 2: Thiết kế nhà ở ngoại thất nổi bật
Một trong những điều quan trọng của một mặt tiền kinh doanh chính là bắt mắt. Thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh cần có vẻ ngoài nổi bật để thu hút khách hàng. Các thiết kế hiện nay đều hướng đến sự mới mẻ, đơn giản nhưng có điểm nhấn riêng. Tổng thể phong cách hài hòa về đường nét, màu sắc, hình dáng.
Thứ 3: Thiết kế phù hợp với mô hình kinh doanh
Nếu cho thuê, gia chủ chủ có thể hướng đến các thiết kế nhà ở 2 mục đích đơn giản, dễ sử dụng cho nhiều loại hình kinh doanh. Người thuê được thay đổi một phần cấu trúc trong phạm vi cho phép.
Nếu sử dụng cho mục đích tự kinh doanh, gia chủ dựa theo nhu cầu thực tế của mặt hàng. Mỗi loại hình kinh doanh đều có những yêu cầu riêng về không gian, bố trí và nội thất. Ví dụ kinh doanh lĩnh vực F&B, cần tạo hướng tầm nhìn đẹp; thiết kế sang trọng; kiến trúc ấn tượng. Trong khi đó, nếu mở cửa hàng quần áo, cần thiết kế nổi bật khu trưng bày phía ngoài; không gian rộng rãi thoải mái và bố trí ánh sáng đẹp bên trong.
Thứ 4: Lựa chọn vật liệu
Vật liệu được sử dụng để xây dựng mẫu nhà ở kết hợp kinh doanh sẽ phụ thuộc vào tài chính và đối tượng khách hàng mà mô hình kinh doanh hướng đến. Một số lưu ý về vật liệu:
- Thiết kế vật liệu cho cửa chính phổ biến hiện nay là cửa kính lớn, không cản trở tầm nhìn vào bên trong, đón ánh sáng tự nhiên.
- Các vách ngăn sử dụng vật liệu đơn giản, tạo cảm giác không gian mở, cho phép dễ dàng thay đổi bố trí sau này.
- Vật liệu nên tương thích với phong cách thiết kế, phù hợp từng mục đích sinh hoạt và kinh doanh.
- Có tính ổn định, chịu được tác động từ thời tiết.
- Vật liệu có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt.
Thứ 5: Tính thẩm mỹ trong nhà ở
Thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh có yêu cầu về tính thẩm mỹ cao hơn so với nhà ở thông thường. Nó vừa phải đáp ứng sự hài hòa trong tổng thể vừa thể hiện rõ từng chức năng của không gian sống và làm việc mà không mất đi tính thẩm mỹ. Không chỉ có diện mạo đẹp mắt thu hút, nội thất bên trong phải được đầu tư để đem đến trải nghiệm tốt cho khách hàng và gia đình.
Thứ 6: Xây dựng đảm bảo an toàn và an ninh
Khi xây dựng, bạn cần đưa vào các biện pháp đảm bảo an ninh cho cả khu vực kinh doanh và sinh hoạt. Một số vận dụng trong thiết kế an ninh là hệ thống cửa (sử dụng cửa hai lớp kết hợp giữa cửa kính và của cuốn hoặc cửa kéo), lắp camera giám sát… Ngoài ra, mẫu nhà ở kết hợp kinh doanh cũng có các yêu cầu riêng về phòng cháy chữa cháy. Bạn cần xây dựng đúng quy cách để bảo đảm an toàn nếu có sự cố xảy ra.
Thứ 7: Tách biệt khu vực nhà ở và kinh doanh, đảm bảo sự riêng tư
Hoạt động kinh doanh, buôn bán, dịch vụ có có thể đem đến nhiều lượt khách hàng ra vào thường xuyên trong ngày. Vì vậy, thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh phải có phương án tách biệt nơi kinh doanh và nơi sinh hoạt. Ví dụ như lối đi riêng, nhà vệ sinh riêng dành cho khách… Việc này đảm bảo tính riêng tư cho nơi ở và sự thuận tiện cho kinh doanh.
MỘT SỐ MẪU NHÀ VỪA ĐỂ Ở VỪA ĐỂ KINH DOANH ĐẸP
-
Mẫu nhà biệt thự phố kết hợp kinh doanh spa 4 tầng sang trọng
Dưới đây là thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh kiểu biệt thự với không gian kinh doanh spa sang trọng và không gian sống đầy đủ tiện nghi cho cả gia đình. Mặt ngoài biệt thự nổi bật với kiến trúc sử dụng ô vòm lớn thay cho khung vuông truyền thống, tạo nên sự độc đáo và thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Thiết kế nội thất bên trong là sự kết hợp của phong cách tối giản tinh tế và hiện đại sang trọng với gam màu be sáng nhẹ nhàng, giúp không gian không bị gò bó. Toàn bộ sử dụng nội thất cao cấp cùng những đường cong mềm mại tinh tế.
Khu vực nhà ở thể hiện sự đẳng cấp thượng lưu đúng chuẩn một biệt thự hiện đại. Thiết kế không gian sinh hoạt tiện nghi, sử dụng các gam trung tính, nhiều sắc thái hơn tạo tính đa dạng và hài hòa. Đặc biệt là chất liệu gỗ cao cấp vừa sang trọng vừa thoải mái.
-
Mẫu beauty salon 3 tầng phong cách tân cổ điển
Được lấy ý tưởng như một cung điện tân cổ điển nhưng giảm bớt những chi tiết cầu kỳ để tăng tính trang nhã tính tế. Đây là mẫu nhà ở kết hợp kinh doanh hài hòa giữa không gian sống sang trọng và nơi làm việc đẳng cấp.
Xuyên suốt công trình là lối kiến trúc và sử sắp đặt nội thất phong cách tân cổ điển. Từ những chi tiết lớn như tường, cửa, bàn ghế… đến các chi tiết nhỏ như tấm trải ngăn phủ, tranh treo tường, đèn tường… Sự kết hợp của các gam màu be, đen, trắng, vàng đồng vừa mang yếu tố phong tủy vừa có cảm giác thượng lưu, tạo ấn tượng cho khách hàng.
-
Mẫu nhà phố kinh doanh quán cà phê ở tầng trệt
Ngôi nhà sở hữu 2 mặt tiền thuận tiện cho việc kinh doanh quán cà phê. Không gian mở với hệ thống cửa kính vô cùng bắt mắt, thông thoáng. Kết hợp với việc bố trí các loại cây cảnh, nơi đây sẽ là không gian cực “chill” cho các cuộc hội họp hay thưởng thức thức uống ngon miệng.
Không gian bên trong quán sở hữu lối trang trí mộc mạc với nội thất gỗ. Ánh đèn vàng ấm sẽ tạo nên bầu không khí thoải mái, ấm cúng cho các vị khách.
Không gian sinh hoạt của gia chủ vẫn hài hòa với không gian kinh doanh. Gỗ mộc mạc đóng vai trò liên kết toàn bộ ngôi nhà. Và thể theo sở thích của gia chủ, các không gian này được bổ sung thêm tính luxury nhờ các chi tiết kim loại màu vàng.
LỜI KẾT
Len’s Decor sẵn sàng hỗ trợ bạn giải đáp những thắc mắc, tư vấn thiết kế và xây dựng, đem đến một nơi mà bạn có thể yên tâm an cư lạc nghiệp. Liên hệ với Len’s Decor để gặp các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh nhé.