Phong cách nội thất nào hợp với bạn? Khám phá gu thẩm mỹ qua không gian sống

Tiêu chuẩn về không gian sống không còn là một nơi cư ngụ mà còn là lăng kính phản ánh gu thẩm mỹ và giá trị cá nhân của người sở hữu. Xác định phong cách nội thất cũng là bước đầu tiên để tạo ra không gian mà ở đó bạn có thể khám phá sở thích, chất riêng của con người bạn. Cùng Len’s Decor làm rõ hơn mối quan hệ giữa chúng và cách để lựa chọn phong cách thiết kế nội thất phù hợp với bạn.

 

PHONG CÁCH NỘI THẤT ẢNH HƯỞNG BỞI GU THẨM MỸ NHƯ THẾ NÀO?

Gu thẩm mỹ là bàn dẫn hình thành phong cách nội thất, cho phép bạn tạo ra không gian không chỉ đẹp mà còn sâu sắc và có tính riêng. Nó sẽ liên quan đến sở thích cá nhân, những gì hấp dẫn bạn về mặt thị giác và cảm xúc.

Gu thẩm mỹ được xây dựng từ nền tảng văn hóa, trải nghiệm, cách sống và sự tiếp xúc với các xu hướng. Từ đó ảnh hưởng đến từng lựa chọn nhỏ nhất. Gu thẩm mỹ cũng là kim chỉ nam để đảm bảo các yếu tố riêng kẻ kết hợp với nhau tạo ra một tổng thể không gian có sự gắn kết hài hòa.

Theo chiều ngược lại, phong cách thiết kế nội thất định hình không gian sống. Nhìn vào một không gian sống của một người, bạn có thể cảm nhận về gu thẩm mỹ và sở thích của người đó. Dễ hiểu hơn, đó là sự chuyển hóa thẩm mỹ thành những hình hài cụ thể, hình thành một môi trường sống hữu hình.

Phong cách nội thất ảnh hưởng bởi gu thẩm mỹ như thế nào?
Phong cách nội thất ảnh hưởng bởi gu thẩm mỹ như thế nào?

 

CÁC KHÍA CẠNH CHÍNH CỦA PHONG CÁCH THIẾT KẾ NỘI THẤT

 

Trước khi khám phá phong cách nội thất nào sẽ phù hợp với bạn, cùng Len’s điểm qua những khía cạnh quan trong trong một phong cách thiết kế nội thất. 

  • Bảng màu nội thất – Lựa chọn sắc thái để khơi gợi cảm xúc

Mỗi phong cách thường sẽ có một bộ màu liên quan đến nó. Tâm lý học về màu sắc chỉ ra rằng các sắc thái màu sắc khác nhau có thể ảnh hưởng tâm trạng, cảm xúc hay hành vi. Ví dụ như: màu đỏ gắn liền với năng lượng và đam mê, màu xanh gợi lên cảm giác yên bình tươi mát, màu trắng và be thanh lịch giúp mở rộng không gian. Chính vì vậy, màu sắc và sự kết hợp màu sắc có sức mạnh thay đổi bầu không khí trong cả một khu vực. 

Gợi ý: Hãy thử tạo ra một bảng màu cảm xúc cá nhân. Bạn thích màu nhẹ nhàng, rực rỡ hay hay trầm ấm? Đâu là tông màu khiến bạn dễ chịu và thích thú khi nhìn vào? Đây là bước nền tảng để xác định phong cách thiết kế nội thất.

  • Vật liệu phong cách nội thất – hình thành cảm nhận không gian

Tương tự màu sắc, mỗi phong cách cũng khoanh vùng một hệ vật liệu đặc trưng, phù hợp với tinh thần của nó. Vật liệu nói chung bao gồm một số loại phổ biến như kim loại, gỗ, kính thủy tinh, nhựa, vật liệu tổng hợp composite, đá, xi măng, da và hàng dệt may,… Mỗi loại đều sẽ tạo ra kết cấu khác nhau. Ví dụ như kim loại thì có tình bóng bẩy hiện đại, gỗ có tính mộc ấm áp, đá và gạch chắc chắn, sợi dệt mềm mại,…

Gợi ý: Quan sát các không gian trong thực tế, chú ý đến những loại vật liệu mà bạn có cảm tình và mong muốn xuất hiện trong ngôi nhà của bạn. Điều này giúp bạn xác định rõ hơn rằng mình muốn cảm nhận bầu không khí thế nào để phù hợp với sở thích. 

Vật liệu - hình thành cảm nhận không gian
Vật liệu phong cách nội thất – hình thành cảm nhận không gian

  • Nội thất và phụ kiện – mảnh ghép hoàn thiện phong cách nội thất

Nội thất và phụ kiện là những yếu tố chi tiết hơn để hoàn thiện bức tranh bức tranh về không gian sống. Các phong cách đều đưa ra những dấu ấn đặc trưng cho nó. Tuy nhiên, nếu không có một gu thẩm mỹ tinh tế, những chi tiết nhỏ sẽ khiến bạn mất điểm, không có tác dụng làm nổi bật ngôi nhà.

Gợi ý: Thu thập những hình ảnh về đồ nội thất và phụ kiện thu hút bạn, có thể tạo ra một bảng moodboard. Lưu ý những điểm chung về kiểu dáng, hoa văn, cách sử dụng vật liệu. Đó là những dấu hiệu rõ ràng để định hình gu thẩm mỹ và xác định phong cách cá nhân.

  • Lối sống – cân bằng thẩm mỹ tinh tế với thói quen sinh hoạt

Không gian đẹp và hài hòa thôi chưa đủ. Lối sống và các nhu cầu sinh hoạt cũng tác động đến việc sắp xếp bố cục không gian, từ đó ảnh hưởng đến phong cách nội thất. Chẳng hạn như bạn là người không có nhiều thời gian dọn dẹp thì khó phù hợp với phong cách cổ điển, bạn thích sự ấm cúng và quây quần gia đình thì Industrial sẽ không được ưu tiên. Ngoài ra, một ngôi nhà thiếu khoa học cũng thể hiện rằng gu thẩm mỹ của bạn chưa đủ tinh tế.

Gợi ý: Liệt kê các hoạt động bạn thường xuyên thực hiện trong không gian của mình. Bằng cách cân nhắc cẩn thận lối sống và khuynh hướng thẩm mỹ của mình, bạn có thể tạo nền tảng cho phong cách thiết kế nội thất cá nhân.

Đọc thêm: Thiết kế nội thất TPHCM: Tạo không gian sang trọng, cổ điển cùng Len’s Decor

 

TÌM HIỂU 10 PHONG CÁCH NỘI THẤT PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM

Các phong cách nội thất luôn thay đổi ít nhiều theo dòng chảy thời gian và xu hướng. Ở bài viết này, Len’s Decor chỉ đề cập ngắn gọn đến 10 phong cách thiết kế nội thất phổ biến nhất tại Việt Nam, phù hợp với điều kiện khí hậu, văn hóa và gu thẩm mỹ người Việt.

  • Modern – Phong cách thiết kế nội thất hiện đại 

Phong cách nội thất Hiện đại (Modern) nhấn mạnh vào sự tiện ích và hình thức đơn giản hướng tới tương lai. Nó mang tính thực tế, tinh gọn, logic và ứng dụng cao. Modern ưa chuộng bảng màu trung tính như xám, đen, be, trắng. Đồ nội thất đa năng và thông minh luôn xuất hiện trong ngôi nhà hiện đại. Đường nét thiết kế sạch sẽ gọn gàng và sử dụng vật liệu hiện đại là kim loại, kính, đá nhân tạo, gỗ ép, composite để tạo cảm giác nhẹ nhàng tiện nghi cho không gian sống nhưng vẫn thể hiện gu thẩm mỹ tinh tế.

Modern - Phong cách thiết kế nội thất hiện đại 
Modern – Phong cách thiết kế nội thất hiện đại

  • Minimalism – Phong cách thiết kế nội thất tối giản

Phong cách nội thất tối giản phù hợp lý tưởng trong thời đại, khi mà nhiều người bắt đầu đi tìm sự bình yên có xu hướng tinh lọc cuộc sống. Không gian Minimalism được tổ chức tối giản về hình thức, lược bỏ hầu hết các chi tiết không cần thiết, nhấn mạnh vào sự đơn giản với phương châm “ít hơn là nhiều”. Theo đó là bảng màu đơn sắc chỉ 2-3 gam màu mang lại sự thanh tịnh. Nội thất là những thiết kế có đường gọn gàng, bề mặt phẳng sạch, hình khối đơn giản, ít chi tiết trang trí. Vật liệu sử dụng phổ biến có gỗ tự nhiên, vải trơn, bê tông,…

  • Farmhouse

Modern Farmhouse là phong cách thiết kế nội thất gợi nhắc về cuộc sống mộc mạc, chân thành, mang hơi thở đồng quê châu Âu. Gam màu chủ đạo trong thiết kế là trắng, kem, đen, màu olive nhạt, xanh đậm. Vật liệu sử dụng nhiều gỗ thô, linen, len dệt, đá,… Modern Farmhouse xoay quanh nội thất có đường nét tương đối mềm mại, gần gũi nhưng hướng đến cảm giác tiện nghi thoải mái. Gu thẩm mỹ của Farmhouse dành cho những người chú trọng vào cảm xúc gia đình, xây dựng một nơi trú ẩn ấm áp, mộc mạc nhưng cũng đầy đủ tiện nghi giữa nhịp sống sôi động.

Farmhouse
Phong cách Farmhouse

  • Phong cách Rustic

Rustic là một làn gió lạ, thiên về sự mộc mạc, gần gũi trong thiết kế để tạo ra không gian sống tươi sáng, kết nối với tự nhiên. Thiết kế ưu tiên những gam màu đất như gỗ, xám nâu, be ấm tạo nền tảng trầm lắng đầy chiều sâu. Khi ứng dụng phong cách thiết kế nội thất cũng có thể thêm các màu như cam, vàng, đỏ làm điểm nhấn. Vật liệu thường thấy là chất gỗ nguyên bản, vải lanh, bố, đá tự nhiên, kim loại sắt với những kiểu dáng đơn goản, hạn chế sự trau chuốt. Rustic thể hiện thẩm mỹ của người hướng về sự nguyên bản, tìm lại sự bình yên bên trong mình.

 

  • Phong cách Semi Classic – Phong cách thiết kế nội thất Bán cổ điển

Semi Classic mang đậm tinh thần châu Âu cổ điển và vẻ đẹp uy quyền đẳng cấp. Những người tìm đến phong cách nội thất Classic thường có gu thẩm mỹ ổn định, thể hiện rõ bản thân qua không gian sống sang trọng quyền lực. Nội thất cổ điển chú trọng đến bố cục đối xứng, xoay quanh bảng màu đặc trưng là vàng champagne, nâu gỗ, đỏ burgundy, xanh lục bảo,… xen kẽ với màu trung tính. Tinh thần nghệ thuật và thẩm mỹ được thể hiện bằng các chi tiết phào chỉ, hoa văn chạm khắc, nội thất cầu kỳ, vật liệu cao cấp như gỗ tự nhiên, da thật, nhung gấm, kim loại mạ vàng,…

Semi Classic - Phong cách thiết kế nội thất cổ điển
Semi Classic – Phong cách thiết kế nội thất cổ điển

  • Neo Classic – Phong cách thiết kế nội thất tân cổ điển

Tân cổ điển là phiên bản tinh giản và dễ tiếp cận hơn của cổ điển khi kết hợp thêm các yếu tố hiện đại, lược bỏ bỏ sự cầu kỳ nhưng vẫn giữ lại vẻ đẹp sang trọng. Bố cục đối xứng, phào chỉ gọn gàng, nội thất thanh lịch với những đường cong uyển chuyển, thêm thắt một chút chi tiết chạm trổ đơn giản hoặc mạ vàng tinh tế. Bảng màu thông dụng là trắng kem, xám tro, vàng nhạt, xanh rêu, màu gỗ tự nhiên,… Neo Classic ưa chuộng vật liệu từ gỗ sơn bóng, đá marble, da cao cấp, gỗ,… Nhìn chung, phong cách nội thất Tân cổ điển đề cao sự thanh lịch mang tính vượt thời gian, thể hiện gu thẩm mỹ chuẩn mực.

  • Industrial

Thuộc một trong những phong cách của đô thị hiện đại, Industrial thể hiện rõ tinh thần mạnh mẽ và phóng khoáng. Xám, đen, trắng, nâu đậm, gỉ sắt,… là các gam màu chủ đạo trong thiết kế không gian. Trong khi gạch trần, bê tông thô, kim loại đen, gỗ tái chế sẽ là vật liệu chủ đạo. Đúng như tên gọi, nội thất của Industrial mang hình thức công nghiệp hiện đại, biểu thị sự đơn giản, thô ráp nhưng cá tính. Không gian Industrial dành cho những ai có gu thẩm mỹ yêu vẻ đẹp “nổi loạn” nhưng không kỳ dị, thô mộc thực dụng không rập khuôn.

  • Indochine

Phong cách nội thất Indochine đặc trưng và khá dễ nhận biết khi ứng dụng vào không gian sống, thể hiện gu thẩm mỹ hoài cổ mang chiều sâu văn hóa. Đặc trưng là những hoa văn Đông Dương, họa tiết kỷ hà, hình ảnh gắn liền với văn hóa Việt. Indochine cũng coi trọng vật liệu tự nhiên như gỗ, mây tren đan, gạch bông, đá mài để tạo cảm giác thân thuộc, mộc mạc. Tông màu chủ đạo có thể kể đến các màu trắng ngà, vàng nhạt, xanh dương, nâu gụ… Nội thất ngoài những hoa văn đặc trưng Đông Dương cũng mang theo vẻ lãng mạn của Pháp, thể hiên vẻ đẹp của sự giao thoa đầy nghệ thuật và chất thơ. 

Indochine
Phong cách nội thất Indochine (Thiết kế Mr Khai Villa)

  • Japandi

Japandi cũng hướng đến sự tối giản, nhưng khác với Minimalism, Japandi mang theo tính thiền định của Nhật Bản và một chút tính tiện dụng và ấm áp của Scandinavian. Màu sắc thường thấy trong phong cách thiết kế nội thất này là trắng, xám, be và nâu gỗ tự nhiên, có thể tạo thêm điểm nhấn bởi màu xanh lá hoặc đen. Vật liệu nội thất thân thiện và có yếu tố tự nhiên, điển hình là gỗ, mây, đá, vải thô, cotton,… Japandi cực kỳ chú trọng đến tỷ lệ và sự kết nối với thiên nhiên. Bước vào không gian có thể cảm nhận rõ gu thẩm mỹ của một người tinh tế, theo đuổi lối sống chậm, thiền định và tĩnh tại.

Phong cách Japandi
Phong cách Japandi

  • Luxury

Đặc trưng của phong cách thiết kế nội thất Luxury là không gian rộng rãi với những món đồ thiết kế sang trọng, chi tiết kim loại sáng bóng, mạ vàng, đá marble, gỗ quý, vật liệu tổng hợp bền bỉ,… Cũng thể hiện sự đẳng cấp xa hoa nhưng Luxury không cầu kỳ, phức tạo như cổ điển mà thay vào đó hới hướng hiện đại, có thể pha trộng nhiều gam màu khéo léo như trắng, đen, xám, nâu, vàng ánh kim, màu ngọc trai và một số màu khác để làm nổi bật chi tiết. Luxury là lựa chọn của gia chủ có gu thẩm mỹ cao, yêu cầu sự hoàn hảo.

Phong cách Luxury
Phong cách Luxury

 

LỜI KẾT

Trước khi lựa chọn phong cách nội thất như lựa chọn xu hướng, hãy xác định sự đồng điệu giữa không gian sống và cá tính nội tại. Bạn đầu tư một số tiền lớn, đó không nên chỉ là nơi để ở trong nhiều năm tới mà còn phải là nơi mà bạn có thể tự hào giới thiệu với mọi người, thể hiện gu thẩm mỹ và giá trị sống. Và Len’s Decor – với những chuyên môn, tâm huyết, kinh nghiệm hàng trăm dự án sẵn sàng đồng hành cùng bạn tạo dựng không gian sống đậm tính cá nhân.